KingAzone
Ngoài những phân bón đa lượng cho cây lúa thì các nguyên tố trung vi lượng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng trong quá trình sinh trưởng của cây. Thiếu trung vi lượng sẽ gây nên hiện tượng vàng lá, quang hợp kém, đẻ nhánh ít, giảm số bông.... Vì vậy việc chú trọng cân đối các nguyên tố trung vi lượng trong quá trình canh tác là việc cần thiết. Các yếu tố trung lượng phải kể đến là:
Canxi: Là thành phần cấu tạo quan trọng của thành tế bào và pectin, chất gắn kết các tế bào. Canxi làm kéo dài và duy trì độ phồng lên của thành tế bào, là chất kích thích cho rễ sinh trưởng và phát triển.
Magiê: Có vai trò trong cấu tạo diệp lục, là thành phần của vỏ tế bào và là hợp chất của một số enzyme, hoạt hoá các enzyme liên quan đến quang hợp, hô hấp, trao đổi axit nucleic, các phản ứng có liên quan đến tổng hợp ATP và protein.
Lưu huỳnh: Là thành phần cấu tạo axit amin xystin, methionin và hóc môn thiamin, biotin của cây lúa. Lưu huỳnh còn là yếu tố kích hoạt quan trọng trong hoạt động của nhiều enzyme trong cây lúa và phản ứng oxy hóa khử.
Sắt: Có vai trò quan trọng trong việc hình thành diệp lục nhưng không phải là một chất trong cấu tạo diệp lục. Sắt xúc tác hình thành hoặc tổ hợp với hợp chất hữu cơ như là một thành phần của enzyme oxy hóa khử.
Mangan là một nhân tố trong quá trình quang hợp và oxy hóa khử, là chất kích hoạt cho một số enzyme như oxidaza, peroxidaza, dehydrogenaza, decarboxylaza và kinaza.
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tạo ra auxin, kích hoạt nhiều phản ứng enzyme và liên quan chặt chẽ đến đồng hóa đạm của lúa.
Đồng nằm trong thành phần cấu tạo của một số enzyme và có tác dụng điều hoà hoạt tính của các enzyme trong cây lúa, điều chỉnh hoạt động hô hấp, thúc đẩy quang hợp, tăng tính chống chịu.
Bo có vai trò là chất xúc tác cho tổng hợp protein, ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzyme trong quang hợp, hút khoáng như đồng hóa đạm, đặc biệt là đồng hóa canxi.
Vai trò của molipden (Mo) chủ yếu trong quá trình sử dụng đạm, khử nitrat thành nitrit, tăng khả năng chống chịu như chịu nóng, lạnh.
Thiếu canxi làm đỉnh lá non đang sinh trưởng có màu trắng, cuốn tròn, biến dạng. Trong trường hợp nghiêm trọng, cây còi cọc, đỉnh sinh trưởng chết.
Thiếu magiê làm giảm chiều cao và số nhánh, lá bị gợn sóng và rủ xuống, lá còn xanh nhưng gân ngả màu vàng hay vàng cam.
Thiếu lưu huỳnh làm giảm chiều cao cây, giảm số nhánh, bông ngắn, ít bông, giảm số hạt trên bông. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh giống như thiếu hụt đạm, khi quan sát bằng mắt thường thì khó phân biệt được hai triệu chứng này. Khi thiếu lưu huỳnh, lá có màu vàng nhạt, màu vàng dần lên bản lá dẫn đến toàn bộ cây lúa bị uá vàng.
Thiếu sắt lá cây có lá vàng úa, nếu thiếu nghiêm trọng lá có màu trắng. Thừa sắt cây giảm sự hấp thu những chất dinh dưỡng khác như lân và kali.
Thiếu mangan cây còi cọc, lá vàng úa, điểm vàng lan nhanh xuống gốc lá trở thành màu vàng tối, lá mới ra thường ngắn, hẹp và xanh nhạt.
Thiếu kẽm làm gân giữa các lá non trở nên vàng úa, xuất hiện vết và sọc nâu ở những lá thấp, sinh trưởng còi cọc mặc dù vẫn tiếp tục đẻ nhánh. Thiếu kẽm còn làm cho bản lá và bẹ lá nhỏ, quá trình chín của ruộng lúa kéo dài hơn.
Thiếu đồng làm tăng tỷ lệ hạt phấn bất dục, vì vậy làm tăng tỷ lệ hạt lép. Triệu chứng khi thiếu đồng làm cho lá non biến dạng, các lá xanh chuyển dần sang vàng úa ở gần đỉnh lá, màu vàng úa phát triển dọc theo hai mép lá tiếp theo là màu nâu tối ở đỉnh lá.
Thiếu B làm giảm chiều cao cây, đầu lá mới mọc trắng, cuộn tròn, đỉnh sinh trưởng có thể chết nhưng nhánh mới vẫn tiếp tục được sinh ra.
Tình trạng đất ngập nước có ảnh hưởng lớn đến lượng dinh dưỡng dễ tiêu của các nguyên tố. Đất ngập nước làm tăng hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố Ca, Mg, Fe, Mo và ngược lại làm giảm lượng dễ tiêu của các nguyên tố khác như Si, S, Cu, Zn.
PH của đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hoà tan chất khoáng trong đất và khả năng hút của rễ lúa. Rễ lúa phù hợp nhất trong ngưỡng PH từ 5,0 đến 6,0. Điều kiện PH như vậy giúp tăng khả năng hoà tan và giải phóng được hầu hết các nguyên tố vi lượng trong đất.
Cân bằng các loại phân bón trong đất, vì chất này là điều kiện để hấp thu chất kia nên việc bón phân cân đối sẽ tăng hiệu quả hấp thu các nguyên tố trung, đa, vi lượng.
Bổ sung phân chuồng vào đất: Trong phân chuồng có một lượng lớn tương đối đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng, việc bón phân hữu cơ còn giúp bổ sung chất mùn hữu cơ giúp đất tơi xốp, cân bằng Ph giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Phun phân bón lá chứa các yếu tố dinh dưỡng dạng dễ tiêu trong đó có đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng. Có thể phun vào một số giai đoạn như mạ, đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông hay chín sữa.
Bón phân tổng hợp: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại phân bón tổng hợp N:P:K có bổ sung trung vi lượng như N:P:K:S:Mg, N:P:K +TE..... Tùy theo thành phần và tỷ lệ phối trộn mà lựa chọn cho các lần bón lót hay bón thúc.
Ngoài ra nguồn nước tưới, nước mưa... cũng giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng một lượng nhất định cho cây trồng.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để