KingAzone
Ngoài những triệu chứng bất thường do dinh dưỡng, thì những yếu tố do đất cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng trưởng của cây lúa gây rối loạn sinh lý của cây, làm cây phát triển không bình thường, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây.
Triệu chứng:
Thường gặp ở các vùng ven biển vào đầu và cuối mùa mưa.
Cây lúa bị độc do mặn thì chót lá non bị trắng, cuốn lại và khô đi, cây sinh trưởng kém, nở bụi ít và có thể chết.
Muối tích tụ trong cây làm cây lúa bị yếu và dễ bị sâu bệnh tấn công. Nếu muối tích tụ trong đất, nước làm cho cây không thể hấp thụ đủ nước, dẫn đến hiện tượng thiếu nước cho cây lúa.
Nhiễm mặn cũng ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của hạt lúa. Hạt lúa có thể trở nên nhỏ hơn và ít năng suất hơn.
Biện pháp:
Dùng các giống lúa chịu mặn
Cải tạo mặt bằng và làm nương thoát mặn để lợi dụng nước rửa mặn.
Sử dụng phân bón hợp lý để giúp cây có sức chống chịu tốt hơn.
Là triệu chứng kết hợp giữa sự độc do sắt (Fe2+) nhôm (Al3+), sự thiếu Lân và pH thấp.
Triệu chứng lúa bị độc do phèn làm cây sinh trưởng yếu, chậm phát triển, lá cây trở nên vàng, cháy và khô. Nếu phèn quá cao có thể làm cây chết hoàn toàn.
Để làm giảm ngộ độc do phèn là đào mương thoát phèn.
Bón vôi và phân lân (dạng nung chảy hoặc apatit),
Giữ mực nước ngang phía trên tầng sinh phèn trong đất trong mùa khô để hạn chế quá trình oxid hóa tầng sinh phèn (Pyrite) và mao dẫn độc chất lên tầng canh tác.
窗体底端
Nguyên nhân và triệu chứng:
Chủ yếu do nồng độ các axid hữu cơ sản sinh ra trong quá trình phân giải xác bả thực vật trong điều kiện yếm khí.
Trong điều kiện yếm khí, đất trũng trầm thủy quanh năm, giàu hữu cơ hoặc do làm đất gấp rút rơm rạ, cỏ tươi chưa kịp phân hủy, bón phân hữu cơ chưa hoai thường sản sinh ra nhiều axid hữu cơ do quá trình phân giải của vi sinh vật ký sinh trong đất làm cho nồng độ axid hữu cơ trong môi trường tăng cao, gây độc cho rễ lúa.
Ở vùng nhiệt đới, nồng độ axid hữu cơ và H2S (do sự khử hóa sulphate) trong đất, gia tăng cao nhất vào khoảng 2 tuần sau khi ngập nước, gây trở ngại cho sự hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ làm rễ bị thối đen, cây lúa không phát triển lá bị vàng úa dễ nhiễm bệnh đốm nâu và có thể chết.
Việc cày vùi rơm rạ mùa trước rồi gieo sạ ngay như thường làm ở các vùng lúa 3
vụ ở đồng bằng sông Cửu Long, đã làm cho hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ trở nên rất phổ biến trong vụ lúa Hè Thu và Thu Đông, làm giảm năng suất lúa.
Xử lý rơm rạ ngay sau khi thu hoạch xong
Bón lót đầy đủ, bón thúc sớm và bón phân cân đối
Khi bị ngộ độc hữu cơ cần ngừng ngay bón các loại phân đạm, NPK hay phân bón lá. Cần thay nước sạch 2-3 lần, làm cỏ, sục bùn.
Khi cây ra rễ trắng và lá mới thì bón thúc như bình thường, bón thêm phân lân và kali cho cây lúa mau hồi phục.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để