KingAzone
Là một biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng rồi mới sạ. Kỹ thuật sạ chay áp dụng trong vụ xuân hè hoặc hè thu sớm, sau khi vừa thu hoạch lúa đông xuân vào giữa mùa khô, có điều kiện phơi đất, đốt đồng. Những nơi mà nước phèn bị rửa ra vào đầu mùa mưa thường làm chết lúa non mới sạ. phải tranh thủ sạ sớm vào mùa khô, tận dụng nguồn nước ngọt hạn chế từ kinh rạch để sạ và giúp cây lúa phát triển trong giai đoạn đầu. Khi mùa mưa đến, nước phèn tràn về, cây lúa đã lớn có khả năng chịu đựng tốt hơn.
Ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đất được phơi khô 5 - 7 ngày, xong rải rơm đều khắp ruộng, phơi khô rồi đốt. Sau đó cho nước vào ngập ruộng, giữ lại một ngày cho ngấm vào đất. Đất khô bị nước vào đột ngột sẽ hút nước nhanh làm đất bong ra, lớp đất mặt vẫn xốp và giữ được một lượng không khí nhất định trong một thời gian, giúp rễ lúa phát triển thuận lợi trong giai đoạn đầu.
Việc đốt rơm nhằm vệ sinh đồng ruộng diệt mầm sâu bệnh, cỏ dại còn lại của vụ trước, đồng thời cũng giúp cho lớp đất mặt khô hơn, tăng khả năng hút nước nhanh khi cho ngập nước trở lại.
Có 2 cách chuẩn bị hạt giống tùy cách quản lý nước:
Nếu cho nước ngập ruộng trước khi sạ thì hạt giống cần ngâm trong 24 giờ trước khi sạ để hạt đã trương nước có thể chìm xuống đất dễ dàng. Cách này có thể loại sạch hạt cỏ, hạt lép, hạt lửng trước khi sạ vào ruộng.
Cách thứ hai là có thể sạ hạt giống khô đã giê sạch vào ruộng vừa đốt đồng, trước khi cho ngập nước. Thời gian ngâm đất 24 giờ cũng là thời gian ngâm cho hạt trương nước đủ để nẩy mầm.
Lượng giống cần cho mỗi hecta tùy loại giống lúa, đất đai và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống, trung bình từ 100 - 150 kg/ha. Khi sạ cần rải thật đều tay để hạt phân phối đều trên toàn khu ruộng.
Tổng lượng phân các loại cần thiết cho một vụ lúa tùy thuộc vào giống lúa, độ phì của đất, mùa vụ trồng và mức độ thâm canh.
Công thức phân tham khảo là 90-40-30 (kgN, P2O5, K2O/ha) cho đa số các giống lúa ngắn ngày. Tùy điều kiện cụ thể từng nơi, từng vụ, từng giống mà tăng giảm số lượng và loại phân cho phù hợp.
Đối với lúa sạ ướt có thể bón phân như sau
- Bón lót (trước khi sạ, ngay khi bừa đất): Toàn bộ phân chuồng, phân lân, trộn phân vào đất.
- Bón thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi hạt nẩy mầm): Bón 20% lượng phân đạm.
- Bón thúc lần 2 (25 ngày sau khi nẩy mầm tức 10-15 ngày sau khi bón thúc lần 1): Bón 40% lượng phân đạm.
- Bón nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ) lúc đòng đòng dài khoảng 1-2 cm trong bẹ lá: 20% lượng đạm và 50% lượng kali
- Bón nuôi hạt (khi lúa trổ đều): 20% lượng đạm và 50% lượng kali còn lại.
Sau khi sạ, tiếp tục giữ nước ngâm trong 24 giờ, xong thoát nước ra, chỉ giữ ruộng đủ ẩm cho hạt nẩy mầm. Nếu ruộng bị khô có thể bơm nước vào trở lại rồi
tháo nước ra bảo đảm đủ ẩm cho mầm phát triển.
Cho nước vào cho chiều cao cây mạ (5 - 7 ngày sau khi sạ), rồi từ đó giữ nước cố định 5 - 10 cm đến khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch.
Làm cỏ khi lúa được 20-25 ngày sau khi sạ có thể xịt thuốc diệt cỏ và làm cỏ bằng tay khi cần thiết để bảo đảm lúa phát triển thuận lợi.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ tiền và hậu nẩy mầm rất hiệu quả sẳn có trên thị trường. Thuốc cỏ tiền nẩy mầm dùng xử lý cỏ trước khi hạt cỏ nẩy mầm, còn hậu nẩy mầm thì xử lý sau khi cỏ đã mọc còn non. Liều lượng, thời gian và phương pháp xử lý tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất thì mới đạt hiệu quả tốt.
Phòng trừ sâu bệnh: Lúa sạ có mật độ cây/đơn vị diện tích dầy hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ phát triển làm hại lúa. Do đó, cần thăm ruộng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trừ đúng lúc.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để