KingAzone
CÁC PHƯƠNG PHÁP SẠ LÚA
Dựa vào điều kiện đất đai, chế độ nước, kiểu chuẩn bị đất và chuẩn bị hạt giống hiện nay có 5 kiểu sạ thẳng đang được áp dụng. Đó là sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay và sạ gởi
Đây là hình thức sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và chủ động nước.
Đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn.
Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ hè thu, thu đông hay đông xuân.
Kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phương. Sạ khô nhằm tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau.
Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ được thực hiện trong vụ hè thu sớm.
Là sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong vụ thu đông hoặc đông xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước, hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm được công bơm tưới về sau.
Sạ ngầm có yêu cầu tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ. Sạ khô và sạ ngầm là những biện pháp kỹ thuật có tính cách đối phó, nó chỉ được thực hiện trong một số điều kiện nhất định, với những mục đích yêu cầu khác nhau (sạ khô khi không có đủ nước, trong khi sạ ngầm khi có quá nhiều nước), vì lượng giống hao hụt nhiều và năng suất tương đối bấp bênh nếu không bảo đảm các yêu cầu nhất định của nó.
Là một biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng rồi mới sạ.
Nước được giữ lại trên ruộng 1 ngày (24 giờ) để ngâm đất và cho hạt lúa hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt.
Sạ chay chỉ có thể được áp dụng 1 lần trong năm, trong vụ xuân hè hoặc hè thu sớm, sau khi vừa thu hoạch lúa đông xuân vào giữa mùa khô, có điều kiện phơi đất, đốt đồng.
Sạ gởi (gởi lúa ngắn ngày với lúa mùa) thường được áp dụng ở các vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng trọt được rất ngắn (5-6 tháng) trong mùa mưa, hoặc ở những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng 2 vụ lúa thuận lợi.
Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa. Vụ lúa thứ hai thường rất bấp bênh do thiếu nước cuối vụ, lúa bị thiệt hại do khô hạn và phèn mặn khi mùa mưa chấm dứt, hoặc phải cấy sạ trong điều kiện nước ruộng quá sâu không bảo đảm sinh trưởng và phát triển của cây lúa, có khi mất trắng.
Bằng kỹ thuật sạ gởi, hạt giống của cây lúa ngắn ngày (thường dưới 100 ngày) được trộn lẫn với hạt lúa mùa dài theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tốt đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng một lúc 2 loại giống bằng phương pháp sạ ướt hoặc khô tùy điều kiện từng nơi. Sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày (khoảng 100 ngày sau khi sạ), tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô. Như thế có thể thu hoạch 2 vụ lúa trong một năm ở những vùng đất khó khăn này, với khâu chuẩn bị đất và gieo sạ chỉ một lần vào đầu mùa mưa.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để