KingAzone
* Làm mạ dược
Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy.
* Làm mạ đẻ nhánh (mạ thâm canh):
Do khả năng đẻ nhánh khỏe của lúa lai và để tiết kiệm hạt giống nên trong sản xuất có thể áp dụng phương pháp thâm canh mạ như gieo mạ thưa, bón phân, điều tiết nước, sao cho cây mạ đẻ được 1 - 2 nhánh khi cấy.
* Làm mạ sân
Mạ sân được gieo trên đất khô hoặc đất bùn trên nền đất cứng hoặc sân. Mạ sân thường áp dụng cho vụ xuân muộn hoặc mùa sớm.
Trước khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, dùng lớp đất bột hoặc bùn ao nhuyễn trải lên trên mặt sân một lớp có độ dày 2 - 3cm, cán phẳng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Để mạ sinh trưởng tốt, có thể trộn thêm phân chuồng hoai mục ủ với lân trộn đều với bùn hoặc đất bột. Nếu làm bằng đất khô cần tưới nước đạt đến độ ẩm bão hòa trước khi gieo mầm. Sau khi gieo xong cần phủ lên trên hạt lớp đất bột mỏng che kín hạt. Lượng hạt gieo khoảng 0,3 - 0,5kg hạt/m2.
Khi mạ được 2,5 - 3 lá (10 - 15 ngày sau gieo) bứng cả mảng đem cấy. Mạ sân bộ rễ ít bị tổn thương nên bén rễ nhanh, lúa sinh trưởng khỏe, ít tốn kém, tiết kiệm thời gian đất mạ, không tốn công nhổ mạ, đơn giản, dễ làm, diện tích nhỏ nên có thể chống chuột, chống rét và chăm sóc dễ dàng.
* Làm mạ ném, mạ khay
Mạ ném được gieo trong các khay nhựa có lỗ, mỗi lỗ để 1-2 cây mạ có bầu đất nên bộ rễ được đảm bảo rất an toàn.
Dùng đất bùn hoặc đất khô trải đều trên mặt khay, rắc hạt trên mặt khay sau đó xoa lại sao cho tất cả các hạt đều rơi vào lỗ, đảm bảo mỗi lỗ có khoảng 1 - 2 hạt thóc. Lấp 1 lớp đất mỏng, phủ rơm rạ lên. Sau đó, đặt khay thành luống trên mặt ruộng để chăm sóc ướt. Lượng giống gieo để cấy cho 100m2 là từ 0,27 đến 0,33kg (tương đương 7 - 8 khay).
Khi mạ có đủ tuổi 3 - 4 lá thì đưa ra ruộng để ném mà không phải cấy, do bầu đất nặng nên khi rơi xuống khóm mạ sẽ “ngồi” trên mặt bùn và bén rễ, phát triển nhanh. Mạ ném tiết kiệm được công cấy, ruộng lúa tốt nhanh, đẻ nhánh sớm cho năng suất cao.
* Kỹ thuật làm mạ khay công nghiệp
Gieo mạ trên khay để cấy bằng máy. Giá thể mạ khay có thể là hỗn hợp chất hữu cơ mùn cưa, xơ dừa, trấu hoai mục, đất bột và phân bón đảm bảo khi có nước được tách dễ dàng bằng máy cấy.
Lượng hạt giống trung bình là 0,07 đến 0,1kg hạt giống khô trên 1m2 đất mạ, tương đương 25 - 30 kg/ sào Bắc Bộ.
Đối với các giống dài ngày, gieo mạ thưa giúp mạ khỏe (cứng cây, đanh dảnh) và nếu biện pháp thâm canh phù hợp thì cây mạ có thể đẻ được từ 2 - 3 nhánh trước khi cấy.
Chú ý gieo đều trên mặt luống (gieo lặp lại 2 - 3 lần). Độ sâu gieo hạt từ 0,1 - 0,3cm, gieo chìm hạt có thể tăng khả năng chịu rét và tránh mưa làm xô hạt trên mặt luống trong vụ mùa.
* Tưới nước cho mạ:
Giai đoạn từ gieo đến khi mạ ngồi chỉ cần giữ ẩm đất, sau đó cần tưới ngập chân mạ đến khi nhổ cấy.
Những ngày đầu tưới ngập một lớp mỏng trên mặt luống sau đó tăng mực nước theo sinh truởng của mạ nhưng không ngập quá bẹ lá thứ nhất. Mức nước tưới quá ngập làm cho cây mạ yếu, lướt và hạn chế đẻ nhánh của mạ.
Trong vụ xuân, tưới ngâm chân mạ giúp chống rét cho mạ, ngược lại trong vụ mùa tưới nước giúp làm mát cho mạ khi gặp nhiệt độ cao. Thiếu nước làm cho mạ phát triển còi cọc và không đồng đều.
* Phân bón cho mạ:
Cây mạ có 2 giai đoạn sinh trưởng là dị dưỡng và tự dưỡng. Ở giai đoạn từ khi nảy mầm đến khi 3 lá thật cây mạ chủ yếu sống nhờ dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Từ 3 lá trở đi là giai đoạn tự dưỡng nên mạ rất cần bổ sung dinh dưỡng.
Lượng phân bón cho mạ thâm canh (bón cho 100m2)gồm: Phân chuồng 80 - 100kg, đạm (N) 0,75 - 0,8kg, lân(P2O5) 0,6 - 0,7kg và kali(K2O) 0,4 - 0,5kg.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân sau khi cày lần 2 (cày lại), bón rải đều trên mặt ruộng trước khi bừa ống. Phân đạm và kali bón lót khi lên luống xong rải trên mặt luống, dùng cào vùi và trộn đều phân trên lớp đất mặt luống khoảng 5 - 6cm, trang phẳng mặt luống và sau khi trang 5 - 6 giờ mới gieo mầm tránh mầm bị xót.
Lượng bón : Bón lót 30% tổng lượng đạm và 70% tổng lượng kali. Bón thúc lần 1 khi mạ có 3 lá với 50% lượng đạm và 30 % kali còn lại, bón thúc 2 trước khi cấy 3 - 5 ngày bón 20% lượng đạm còn lại.
Trong vụ chiêm - xuân ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ cần chú ý chống rét cho mạ bằng việc bón tro bếp, tưới nước đầy đủ và che phủ ni lông dạng vòm tunel.
Phủ ni-lon tạo hiệu ứng nhà kính giữ cho nhiệt độ trong luống mạ cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 2 - 5oC. Vòm phủ ni-lon được làm bằng sắt, chất dẻo hoặc tận dụng vật liệu có săn ở địa phương như tre, gỗ. Vòm cần có các thanh vòm uốn cong đảm bảo cho mái ni-lon có chiều cao cách mặt luống mạ từ 45 - 50cm. Yêu cầu polyetylen (ni-lon) phủ luống mạ tunel là ni-lon trắng, trong và mỏng có thể cho ánh sáng xuyên qua, chiều rộng phủ kín vòm và có thể chôn chân ni-lon dưới đất hoặc bùn 2 - 5cm để kín gió, giữ nhiệt và giữ ẩm.
Những ngày nắng, nhiệt độ tăng cao phải mở ni-lon để luống mạ không bị quá nóng, thông thường mở hai đầu của vòm che ban ngày, nhưng ban đêm lại tiếp tục đậy ni-lon. Trước khi cấy 3 ngày mở ni-lon dần để luyện mạ trước khi cấy, ngày thứ nhất mở hai đầu vòm che, ngày thứ 2 mở tiếp hai bên và ngày thứ 3 mở toàn bộ ni lông.
* Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại:
Trong thời kỳ mạ có thể có những bệnh hại như bệnh đốm nâu, khô vằn, bạc lá, đạo ôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức khỏe của cây mạ.
Sâu hại thường xuất hiện ở giai đoạn mạ là sâu năn, bọ trĩ và côn trùng gây hại khác như châu chấu.
Biện pháp phòng trừ là chăm sóc tốt, bón phân cân đối, thăm đồng phát hiện và phun thuốc hóa học kịp thời.
* Tiêu chuẩn mạ dược khi cấy:
Mạ cần cứng cây, khoẻ, đanh dảnh, màu sắc xanh vàng, nhiều rễ trắng và không bị sâu bệnh.
Tuổi mạ khi cấy được tính bằng số lá, hoặc số ngày gieo trong vụ mùa. Tuổi mạ có liên quan đến phạm vi mắt đẻ và số nhánh đẻ, do vậy cần phải xác định tuổi mạ cấy phù hợp. Thông thường mạ dược khi cấy có số lá mạ bằng 1/3 tổng số lá của giống lúa. Các giống ngắn ngày khi cấy mạ có 4 - 5 lá thật, các giống trung ngày mạ từ 5 - 6 lá thật còn các giống dài ngày khi cấy mạ cũng có thể 6 - 7 lá. Với các giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn trồng ở những ruộng nước sâu trong vụ mùa có thể trồng với mạ nhiều ngày tuổi để có chiều cao mạ đủ phù hợp tránh bị ngập.
đạm loãng với nồng độ khoảng 2%. Vào vụ xuân ở miền Bắc, có thể dùng vòm phủ ni-lon giúp giữ ấm và ẩm cho mạ
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để