KingAzone
Kali rất quan trọng với đời sống của cây lúa với hơn 40 enzyme liên quan đến hoạt động sống của cây.
Kali xúc tiến việc vận chuyển gluxit và các chất đồng hoá, ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý của cây như đóng, mở khí khổng, làm tăng độ linh động của chất nguyên sinh vì vậy, kali làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như chịu rét.
Trong điều kiện thời tiết xấu, trời âm u, ánh sáng yếu thì vai trò của kali càng rõ hơn trong việc xúc tiến sự hình thành gluxit. Kali có tác đụng tốt đến sự phân chia tế bào và sự phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước.
Ngoài ra, kali làm tăng khả năng đồng hóa đạm do vậy giúp cây lúa đẻ nhánh thuận lợi, tăng số bông/khóm và số hạt chắc/bông.
Kali làm tăng khả năng tích lũy hydrate carbon do vậy làm cho thân lá cây lúa cứng hơn, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng kích thước và khối lượng hạt.
Kali còn cần cho sự tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào, do đó gần điểm sinh trưởng của cây hàm lượng kali tương đối nhiều. Kali còn làm cho sự di động Fe trong cây được tốt tác động gián tiếp đến quá trình hô hấp.
Trong đời sống cây lúa, nhu cầu cây hút Kali tăng lên từ khi lúa nảy mầm và đạt tốc độ tối đa trong giai đoạn bắt đầu làm đòng đến lúc trỗ, sau đó tốc độ hút giảm dần. Tổng lượng kali hút tăng tương ứng với việc tăng tổng khối lượng chất khô của cây nhưng sớm đạt tối đa và kết thúc cũng sớm hơn. Ngược lại với việc giảm khối lượng chất khô của thân ở giai đoạn sau trỗ, hàm lượng kali trong thân cây lúa vẫn tiếp tục tăng. Trong các bộ phận của cây lúa khi già, hàm lượng kali vẫn tồn tại nhưng chủ yếu nằm trong thân lá mà không nhiều trong hạt.
Ở những ruộng có năng suất cao thì tỷ lệ kali cao nhất ở thời kỳ làm đòng. Vì vậy, bón kali nên tập trung nhiều ở thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng và vẫn duy trì một lượng ổn định đến khi lúa chín sáp.
Với những giống lúa lai có năng suất cao, số hạt/ bông nhiều và khối lượng hạt lớn, nên bón kali ở giai đoạn từ 5 - 3 ngày trước trỗ sẽ làm tăng hàm lượng đạm trong lá, cường độ quang hợp và năng suất hạt. Thừa kali không gây độc cho lúa nhưng làm mất cân bằng dinh dưỡng và làm giảm hiệu quả kinh tế.
Tùy từng loại đất và giống lúa, lượng kali cần c ho 1 vụ lúa từ 60 đến 90kg K2O/ha/vụ. Đất có bón phân hữu cơ, đất phù sa, đất lày trũng cần ít kali vô cơ hơn (50 - 60 kg/ha/vụ), các loại đất bạc màu, đất cát ven biển, đất nhiễm phèn nhiễm mặn cần nhiều kali hơn (70 - 90 kg/ha/vụ). Tương tự giống ngắn ngày cần ít kali hơn giống dài ngày từ 10 - 20kg, những giống thâm canh năng suất cao có thể cần tới 100 - 120kg K2O/ha/vụ.
Phương pháp bón kali thường bón vãi cho đất lúa ngập nước, đối với đất lúa cạn cần vùi lấp để không bị mất kali.
Thời kỳ bón kali cho lúa bao gồm: Bón lót, bón thúc đẻ nhánh và bón nuôi đòng, có thể bổ sung một lượng kali bón nuôi hạt. Trong đó bón lót 30% tổng lượng kali, còn lại bón nuôi đòng và nuôi hạt.
Thiếu kali làm cây còi cọc, đẻ nhánh kém, lá mềm yếu, rủ xuống, có màu xanh tối, các lá phía dưới có gân lá chuyển màu vàng, phiến lá có những đốm màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên, vì vậy, số lá xanh còn lại trên cây ít.
Thiếu kali thời kỳ làm đòng làm cho các gié trên bông thoái hoá nhiều, giảm số hạt trên bông, giảm tỷ lệ hạt chắc, giảm khối lượng hạt và giảm hàm lượng tinh bột trong hạt. Thiếu kali, khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa giảm đi, ruộng lúa dễ bị nhiễm bệnh tiêm lửa.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để