KingAzone
Hàng năm sâu đục thân 2 chấm gây thiệt hại biến động từ 3 - 20%, thậm chí có nơi, có vụ thiệt hại còn cao hơn, tỷ lệ lên đến 40 - 60%, diện tích bị hại ước tính khoảng 12000ha/vụ. Triệu chứng bị hại của sâu đục thân lúa gây nên có thể biến đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Cây lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trổ bông đều có thể bị hại.
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker
Ngài đực: Thân dài 8 - 9 mm, sải cánh rộng 18 - 22mm. Đầu, ngực và cánh trước màu vàng nhạt. Mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép cánh ngoài có 9 chấm đen nhỏ.
Ngài cái, thân dài 10-13mm, sải cánh rộng 23-28mm. Toàn thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh trước có một chấm đen rất rõ.
Sâu non đẫy sức dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa. Chân bụng ít phát triễn. Móc bàn chân bụng 28 cái, xếp thành hình elíp.
Nhộng dài 10 - 15,5 mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 (nhộng cái), tới đốt bụng thứ 8 (nhộng đực).
Trứng hình bầu dục, dài 0,8 - 0,9 mm. Trứng đẻ thành ổ có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên. Trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt.
Ngài thường vũ hoá về đêm. Ban ngày ngài nấp trong khóm lúa rậm rạp gần
mặt nước, lúc bị khua động có thể bay 1 - 2 m sang cây khác. Ngài bắt đầu hoạt động
khi trời chập tối. Ngài trưởng thành có xu tính bắt ánh sáng mạnh.
Ngay trong đêm vũ hóa ngài sẽ giao phối, sau đóbắt đầu đẻ trứng. Mỗi ngài cái có thể đẻ 1 - 5 ổ. Số lượng trứng của mỗi ổ thay đổi tuỳ theo các lứa.
Ngài thích đẻ trứng ở những ruộng lúa xanh non, rậm rạp. Ổ trứng thường được đẻ ở mút ngọn lá trong thời kỳ mạ và khoảng gần giữa mặt trên hay dưới lá lúa.
Sâu non mới nở thường bò lên lá nhả tơ rồi nhờ gió mà phân tán sang cây khác, hoặc bò trực tiếp xuống dưới lá đục vào thân lúa.
Đến tuổi 2 hoặc 3 sâu mới đục thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới. Thời kỳ mạ, sâu có thể sống trong thân mạ đến tuổi 3, nhưng từ tuổi 3 trở đi sâu chui ra khỏi cây mạ, cắn đứt thân mạ một đoạn ngắn nhỏ hoặc cắn đứt một mẩu lá rồi cuộn lại thành ống và ở đó.
Hàng năm, khi lúa mùa gặt xong, sâu non trong thân lúa chui dần xuống gốc lúa cách mặt đất từ 1 - 3 cm để qua đông.
Mật độ sâu qua đông trong gốc rạ nhiều hay ít tuỳ theo thời gian gặt lúa sớm hay muộn. Nếu gặt lúa muộn, sâu có thời gian chui xuống gốc, sâu sẽ qua đông trong gốc rạ nhiều hơn trong rạ.
Sâu non có tập quán hoá nhộng ở trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 - 2 cm.
Ở điều kiện nhiệt độ từ 26 - 30° C. Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm từ 43 - 66 ngày. Trứng 7 ngày, sâu non 25 - 33 ngày, nhộng 8 - 10 ngày, bướm vũ hoá - đẻ trứng 3 ngày.
Sâu đục thân 2 chấm thường phá hại nặng trên lúa hè thu, lúa mùa hơn lúa chiêm xuân.
Các giống lúa hiện nay đều bị sâu đục thân 2 chấm phá hại. Mức độ bị hại các giống phụ thuộc vào thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, kỹ thuật chăm sóc, ở từng vùng có sự sai khác. Các giống lúa nếp, lúa thơm thường bị hại nặng hơn các giống khác. Những giống to bông, chịu phân, bản lá rộng, xanh đậm và giàu dinh dưỡng, tỷ lệ hại cao hơn.
Lúa ở thời kỳ đẻ nhánh rộ, làm đòng - trỗ, mức độ bị hại nặng hơn các giai đoạn khác.
Trưởng thành đẻ trứng nhiều nhất trên lúa có đòng già sắp trỗ hoặc lúa đẻ nhánh.
Giai đoạn gieo mạ hoặc lúa làm đòng: Sâu đục thân lúa đục xuyên qua bẹ lá bên ngoài, đục vào đến nõn giữa, hút chất dinh dưỡng làm cây mạ bị chết khô, dảnh lúa bị héo. Cây mạ khi còn nhỏ bị hại có thể chết khô, nếu mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô.
Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng: Sâu non tập trung phá hại phía trong bẹ và đục vào ống
Giai đoạn trổ bông: Sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa hoặc sâu tuổi nhỏ tập trung cắn nát đòng, bông lúa không trổ hoặc nếu trổ thì các hạt bị lép trắng.
* Biện Pháp Canh Tác
Cày lật gốc rạ kèm theo ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt).
Cắt sát gốc rạ khi thu hoạch. Rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn.
Dọn sạch cỏ, phát quang bờ trước khi gieo cấy
Gieo mạ thành từng băng để tiện chăm sóc, quản lý và phòng trừ sâu bệnh, tổ chức gieo cấy tập trung và điều chỉnh thời vụ để lúa trổ lệch thời gian trưởng thành rộ.
Bón phân cân đối, hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng
Bảo vệ hiên địch nhất là ong ký sinh trứng.
Dùng bẫy đèn đồng loạt diện rộng để bẫy trưởng thành
Thăm vườn thường xuyên, tìm ngắt bỏ ổ trứng và theo dõi mức độ bệnh, nếu bệnh nặng thì dùng biền pháp hóa học.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để