KingAzone
Tên khoa học: Cnaphalocrocis medinalis Guenee
Ngài có thân dài 10 mm, sải cánh rộng 19mm, màu vàng nâu, mép trước của cánh
trước màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu sẫm. Mép ngoài cánh rộng. Vân mép ngoài rộng màu nâu đen. Vân ngang trong và vân ngang ngoài màu nâu đen. Giữa hai vân ngang có một vân ngắn cụt.
Trứng hình bầu dục dài 0,5 mm. Mặt trứng có vân mạng lưới rất nhỏ.
Sâu non đẫy sức dài 19 mm, màu xanh lá mạ. Mảnh lưng ngực trước màu nâu. Lưng ngực giữa và ngực sau có 8 phiến lông. Lưng các đốt bụng cũng có những phiến
lông nổi rõ. Thân mảnh gày, chân bụng phát triển.
Nhộng dài 7 - 10 mm, màu nâu. Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở lồi lên. Các đốt bụng thứ 6, 8, thót lại. Cuối bụng có 6 sợi lông ngắn uốn cong.
Ban ngày ngài ẩn náu trong khóm lúa hoặc cỏ dại, đêm thì bay ra hoạt động. Ngài giao phối kéo dài 8 - 12 tiếng. Ngài có xu tính ánh sáng mạnh, ngài cái bay vào đèn nhiều hơn ngài đực, thường bay đến các ruộng gần bờ mương, đường đi, vườn, nhà ở. Ngài đẻ trứng về đêm.
Trứng đẻ rải rác trên lá lúa, phần lớn có 1 trứng, trên 1 lá cũng có khi 2 - 3 trứng đẻ cùng 1 chỗ xếp thành ô vuông hay hàng dọc. Mỗi con cái đẻ trung bình 100 quả trứng. Số lượng trứng đẻ phụ thuộc vào thức ăn của thời kỳ sâu non, thời tiết, sự ăn thêm và giảm dần theo các lứa trong năm.
Sâu non mới nở rất linh hoạt, bò khắp trên lá, thân, có thể chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc trên mặt lá bao ăn thịt lá. Từ cuối tuổi 2, sâu non bắt đầu nhả tơ kéo hai mép khoảng giữa lá lúa hoặc mạ dệt thành bao và nằm trong đó gây hại. Sâu tuổi 4 - 5 có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, có khi gập 2 - 5 lá dệt thành một bao. Sâu nằm trong bao có thể phá hại suốt ngày đêm. sâu còn có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, mỗi con sâu non có thể phá hại 5 - 9 lá. Thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (6 giờ cho tới 9 giờ tối ).
Sâu non đẫy sức chuyển từ màu xanh thành màu vàng hồng chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí hoá nhộng, phần nhiều gần gốc khóm lúa, cách mặt nước ruộng khoảng 1,5cm. Ngoài ra cũng có khi sâu hoá nhộng ở ngay trong bao cũ.
Ở điều kiện nhiệt độ 24 - 30,5°C, ẩm độ 85 - 88% là điều kiện thích hợp thì thời gian phát dục của các giai đoạn của sâu tơ như sau: Trứng là 6 - 7 ngày, của sâu non là 14 -16 ngày, nhộng là 6 - 7 ngày, ngài là 2 - 6 ngày, tổng vòng đời là 28 - 36 ngày.
Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện, đẻ trứng của trưởng thành và mật độ sâu non gây hại trên đồng ruộng. Nhiệt độ từ 25 - 29°C và ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu tơ phát sinh gây hại, đặc biệt trong điều kiện có mưa nắng xen kẽ.
Mức độ bị hại của cây lúa nặng nhẹ tuỳ thuộc vào từng giống lúa khác nhau, giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ bón phân.
Các giống lúa nếp, lúa lai thường bị hại nặng hơn các giống lúa khác.
Triệu chứng gây hại là sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao gặm ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá) theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng. Chỗ bị hại có màu trắng. Nếu bị mưa hoặc ngập nước thì lá bị hại sẽ thối nhũn. Làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt nếu hại trên lá đòng hoặc các lá cận lá đòng có thể làm giảm năng suất rõ rệt.
* Biện pháp kỹ thuật canh tác:
Luân canh cây lúa và cây rau màu xen kẽ nhau để hạn chế nguồn bổ sung dinh dưỡng cho bướm.
Diệt trừ cỏ dại quanh bờ ruộng, lau sậy ở các mương máng, ao hồ là nơi sâu cư trú cuối vụ mùa sang đầu xuân.
* Biện pháp sinh vật học.
Bảo vệ và nhân nuôi thiên địch. Các loại ong mắt đỏ có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt trứng sâu
* Biện pháp vật lý cơ giới
Khi sâu cuốn lá phát sinh rộ có thể sử dụng cành tre để chải tung tổ lá (kết hợp với phun thuốc) để diệt sâu non
* Biện pháp dùng thuốc hoá học
Sử dụng thuốc trừ sâu khi sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ra rộ sau khi trưởng thành vũ hoá từ 8-14 ngày.
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để