KingAzone
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và đặt biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). vựa lúa lớn nhất của cả nước đưa nước ta tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 – 4 trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Năm 2023, theo kế hoạch, Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP HCM thông tin, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha, sản lượng 24 triệu tấn, thời vụ tuỳ thuộc vào mùa nước, nhưng ưu tiên xuống giống nhanh, kịp thời vụ.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
1. Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long (viết tắt ĐBSCL) là vùng trồng lúa bằng phẳng và diện tích lớn nhất nước ta. Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích lúa là khoảng 4,2 triệu hecta. Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp phù sa của hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu nên đất đai mầu mỡ nhưng thiếu lân. Đất phèn, mặn ở vùng ven biển có diện tích trên 300 nghìn hecta, chiếm khoảng 30% diện tích toàn vùng.
Khác với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng đã được khai thác lâu đời, có lịch sử làm nông nghiệp hàng ngàn năm, đồng bằng Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) là vùng mới được khai thác khoảng 400 - 500 năm trở lại đây. Với diện tích toàn châu thổ là 36.000km2, trong đó diện tích có thể trồng trọt được khoảng 2,1 triệu hecta và đã trồng lúa khoảng 1,5 - 1,6 triệu hecta nên từ lâu đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa của cả nước.
Về điều kiện tự nhiên: Đồng bằng sông Cửu Long tương đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể (1cm/km dài), bình độ cao nhất 5m. Sông Tiền và sông Hậu có lưu vực rộng, không có đê nên lũ tương đối đều và hàng năm vào mùa mưa, gây ngập một vùng tương đối lớn, diện ngập khoảng 500.000ha, nơi ngập sâu nhất đến 3 - 4m (An Giang), trung bình 1 - 2m (Đồng Tháp), vùng ven biển ngập ít hơn (0,5 - 1m) và mức nước ít thay đổi. Lượng phù sa của sông Cửu Long tương đối lớn, 1.000 triệu tấn/năm, lượng phù sa trong 1m3 nước là 0,1kg vào mùa khô (tháng 3 - 4) và 0,3kg vào mùa lũ cao (tháng 9 - 10). Vì không có đê nên hàng năm phù sa bồi đắp hầu như toàn vùng châu thổ và lấn biển ở vùng đất mũi Cà Mau.
- Khí hậu
Nhìn chung, đồng bằng sông Cửu Long có nhiệt độ bình quân hàng năm cao (ở thành phố Hồ Chí Minh: 26oC so với Huế: 25oC và Hà Nội: 23oC) và ít biến động trong năm, không có mùa đông lạnh giá và quanh năm đầy ánh nắng. Do đó, mùa vụ gieo
trồng chỉ phụ thuộc vào chế độ mưa và lượng mưa. Mùa mưa ở đây kéo dài 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11). Lượng mưa hàng năm 1.500 - 2.000mm. Mùa lũ sông Cửu Long bắt đầu từ tháng 6, cao vào trung tuần tháng 7, sau đó giảm xuống rồi lại lên vào tháng 9 - 10. Mùa khô thường khô hơn vì không có thời kỳ mưa phùn ẩm ướt vào tháng 2 - 3 như ở miền Bắc. Độ ẩm tương đối bình quân khoảng 81,8% thấp so với Huế (89,1%) và Hà Nội (84,5%). Vùng này có gió mùa Đông Nam hoặc Tây Nam, hầu như không chịu ảnh hưởng của bão.
- Đất đai
Chủ yếu là phù sa sông Tiền, sông Hậu và các nhánh của chúng (khoảng gần 1.800.000ha), đất phèn trên 1.100.000ha, đất mặn 320.000ha, đất than bùn, đất glây- mùn. Vùng đất phù sa, thành phần chủ yếu thường là sét, thành phần dinh dưỡng phong phú nhưng thường thiếu lân. Đất phèn ảnh hưởng chủ yếu của sunfat sắt, sunfat nhôm, độ pH thường thấp, phần lớn pH 4,5 - 5, một số ít có pH 5 - 6. Ở Đồng Tháp Mười cá biệt có nơi pH ≤ 3. Vùng đất mặn do ảnh hưởng của biển và thủy triều, đất than bùn chủ yếu của rừng U Minh, có nhiều chất hữu cơ, dày 30cm, có nơi trên 3m, thường thiếu các nguyên tố phụ.
Đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long đều nghèo lân và có thể chia thành 4 loại là đất phù sa được bồi có thành phần cấp hạt chủ yếu limon và sét, chua vừa đến trung tính, hàm lượng hữu cơ và đạm cao; đất phù sa ven sông không được bồi có thành phần cơ giới nặng, dưới sâu có glây yếu, chua ít, hàm lượng chất hữu cơ và đạm cao. Đất phù sa không bồi glây là loại đất thường bị ngập nhiều tháng trong năm, thành phần cơ giới nặng, độ sâu dưới 50cm glây nặng, tầng đất mặt chua vừa, giàu hàm lượng mùn đạm; Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ đỏ vàng được phân bố ở vùng hơi cao hoặc trung bình, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng đất mặt chua nhiều tầng thấp ít chua, giàu hàm lượng đạm và hữu cơ; Đất phèn hình thành khu vực trung, khó thoát nước, chịu ảnh hưởng của nước biển. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất phèn nằm sâu trong đất liền xen kẽ với các loại đất khác.
- Các vụ lúa chính ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng lúa quanh năm nhưng nhìn chung có 3 vụ lúa chính là vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa.
- Vụ đông xuân: Thời vụ gieo vào tháng 11 đến tháng 12 sau khi nước rút, thu hoạch vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm sau. Trước đây, ở vụ này thường gieo thẳng (sạ) nhưng hiện nay do phát triển của máy cấy nên nhiều nơi áp dụng làm mạ và cấy bằng máy. Ở vụ lúa này, tùy theo thời gian nước rút và thời gian sinh trưởng của các giống có thể có các trà lúa khác nhau ví dụ trà sớm gieo các giống dài ngày từ đầu tháng
Trà muộn gieo các giống ngắn ngày có thể đầu tháng 12.
2. Điều kiện đất đai
Yêu cầu đất đai Nói chung, đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa.
Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước. Trong thực tế, có những giống lúa có thể thích nghi được trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt (như: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng) rất tốt.
Đất trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trẻ được thành lập không quá 10.000 năm, do phù sa sông Mekong bồi đắp và do tác động của hiện tượng biển lùi. Cứ mỗi lần biển lùi, một dãy đất mới được thành lập để lại các dãy giồng cát song song với bờ biển rất điển hình ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tác động của dòng chảy của sông Cửu Long và triều biển (biển Đông với chế độ bán nhật triều và Vịnh Thái Lan với chế độ nhật triều) đã hình thành nên vùng phù sa ven sông và đất phèn từ nhẹ đến nặng tại các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Cho tới đầu thập niên 80, hơn 75% diện tích đất canh tác ở ĐBSCL đều nhờ vào nước trời, đại bộ phận đất đai cần phải được cải tạo mới có thể trồng lúa tốt được. Những năm gần đây, nhờ vào việc mở rộng các hệ thống thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ mà diện tích có thể tưới tiêu đã tằng lên đến trên 75%
Có thể chia đất đồng bằng sông Cửu Long làm 4 nhóm chính:
Nhóm đất mặn: chiếm khoảng 800.000 ha (21%) phân bố dọc theo bờ biển. Thiếu nước ngọt và bị nhiễm mặn vào mùa khô là hạn chế chính trong sản xuất lúa ở vùng nầy. Thêm vào đó, rừng đước bị chôn vùi lâu năm dưới lớp đất phù sa tạo nên loại đất phèn tiềm tàng và hiện tại kết hợp với mặn càng làm cho việc sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn hơn. Ở các vùng đất phù sa bị nhiễm mặn, lúa bị độc chủ yếu do sự tích lũy các ion Cl và Na . Ở đây chỉ trồng lúa được trong mùa mưa khi các muối độc đã được rửa trôi (nồng độ muối dưới 2 %o) và phải thu hoạch khi dứt mưa.
Nhóm đất phèn: chiếm khoảng 1,6 triệu ha (41%), với khoảng 500.000 ha (13%) phèn hiện tại và 1,1 triệu ha đất phèn tiềm tàng (28%) có pH rất thấp, tập trung ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nam sông Hậu. Ở vùng nầy, việc trồng lúa gặp trở ngại rất nghiêm trọng. Đất phèn chứa nhiều loại muối hòa tan mà thành phần chủ yếu là sulfat sắt và sulfat nhôm. Ba khu vực đất phèn chủ yếu ở ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười, khu tứ giác Long Xuyên và vùng trũng Tây Sông Hậu.
Một cách tổng quát, trên phần lớn các loại đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL thường 3 tầng chính: tầng A, tầng B, tầng C.
Tầng A: còn gọi là tầng canh tác, có màu nâu đen, nhiều chất hữu cơ và các ống rễ chưa phân hủy hết, đất tơi xốp.
Tầng B: gọi là tầng phèn, đất sét nặng, màu xám, rất dẽ chặt, có nhiều đốm rỉ (Fe O ) lẫn nhiều ống phèn vàng tươi (jarosite) dọc theo ống rễ hoặc đường nứt trong đất. Tầng nầy tích tụ nhiều chất được rửa trôi từ tầng A xuống nên còn gọi là tầng tích tụ.
Tầng C: gọi là tầng mẫu chất hay tầng phèn tiềm tàng. Đất sét rất mềm nhão, yếm khí, màu xám xanh, có lẫn xác bả thực vật chưa phân hủy màu đen.
Nhóm đất phù sa: chiếm khoảng 1,1 triệu ha (28%) nằm ven sông Tiền và sông Hậu. Đất phù sa là đất được hình thành và phát triển trên trầm tích biển và sông ngòi.
Khu vực ven sông Tiền và sông Hậu, các kênh đào nước ngọt là vùng đất phù sa ngọt màu mở không bị ảnh hưởng của mặn, phèn. Tùy theo địa hình, khoảng cách từ sông rạch và mức độ phát triển của đất, người ta phân biệt đất phù sa ven sông chưa phân hóa, đất phù sa phát triển có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất phù sa glây ở đầm lầy xa sông. Đây là vùng rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa, cây ăn trái và rau màu.
Nhóm đất đồi núi và than bùn: chiếm khoảng 400.000 ha (10%). Đất đồi núi tập trung vùng Bảy Núi (An Giang) và Hà Tiên, rất thích hợp cho việc trồng hoa màu, nhưng độ màu mỡ thấp, thiếu nước và dễ bị xói mòn.
Đất than bùn tập trung ở vùng rừng U Minh thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Ngộ độc hữu cơ là trở ngại chính trong việc canh tác ở vùng nầy.
Đất xám bạc màu cũng được tìm thấy ở dọc theo biên giới Campuchia thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp và một phần Kiên Giang.
Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của lũ hằng năm, có khoảng hơn 500.000 ha đất bị ngập sâu trong mùa lũ (trên 50 cm).
Tóm lại, ĐBSCL với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động trong năm, lượng bức xạ dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, do lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều, đất đai, địa hình phức tạp đã giới hạn năng suất lúa rất nhiều và hình thành những vùng trồng lúa khác nhau với chế độ nước, cơ cấu giống lúa, mùa vụ, tập quán canh tác rất đa dạng.
Biện pháp gieo sạ:
Chuẩn bị hạt giống và gieo sạ:
Đối với hạt giống: Cục trồng trọt lưu ý bà con chọn giống được phép lưu hành, có thị trường tiêu thụ tốt, ưu tiên lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi và phù hợp với canh tác của địa phương để gieo ấy tập trung vụ xuân muộn và mùa sớm.
Miên Nam:
Lượng giống gieo: 70 – 100kh/ha.
Sử dụng phương pháp sạ hàng: gieo hạt giống bằng dụng cụ hoặc máy móc đã được thiết kế sẵn các hàng và lỗ. Khi kéo dụng cụ trên mặt ruộng, lúa giống sẽ rơi xuống theo các lỗ, tạo thành các hàng song song với nhau.
KỸ THUẬT TRỒNG LÚA GIEO THẲNG
Có hai phương thức gieo thẳng (sạ) ở ĐBSCL: sạ ngầm và sạ ướt.
Sạ ngầm cũng không phổ biến, áp dụng ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm tranh thủ thời vụ ở những diện tích đất bị ngập nước trong mùa lũ. Hạt giống chỉ ngâm vài giờ rồi được gieo trên ruộng khi mực nước còn khá cao 10 - 20cm để tiếp tục hút nước và nảy mầm trong thời gian nước trên ruộng rút tự nhiên (3 - 4 ngày).
Sạ ướt được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, một số vùng trồng lúa ở phía Bắc cũng đã áp dụng phương thức này trong vụ xuân muộn. Hạt giống được ngâm đủ nước đến khi nhú mầm mới đem gieo.
Chế độ nước khi trồng lúa và thời kỳ sinh trưởng:
Giai đoạn cây con: tiến hành tháo nước trước khi gieo sạ, giữ ruộng khô 3 ngày sau khi giao sạ, đến ngày thứ 4 thì bà con cho nước láng mặt ruộng rồi rút cạn, đảm bảo đủ độ ẩm trên mặt ruộng.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: đam bảo lượng nước cách mặt ruộng 5 – 7cm. Sau 30 – 35 ngày sau cấy cần tháo nước cho đất nứt nẻ để lúa hơi vàng rồi thêm nước vào ruộng.
Tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hóa cây lúa (trên thực tế người ra tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cấy lúa đẻ nhanh tới số nhanh tối đa)
Giai đoạn sinh trưởng thực tế: giữ mực nước 3 – 5 cm.
Tính từ lúc bắt đầu phân hóa hoa lúa đến khi lúa trổ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng – phân hóa đòng, đến trỗ bông – bông lúa thoát khỏi lá đồng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.)
Giai đoạn chín: giữ mực nước 2 - 3cm cho đến đoạn chính vàng (7 – 10 ngày khi thu hoạch) để rút cạn nước ruộng.
Sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.
Quản lý dinh dưỡng (bón phân):
Phân bùn là loại thức ăn cho cây trồng nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạ cây cần từng loại dinh dưỡng cũng như liều lượng khác nhau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:
Cây trồng cần phân gì thì bón phân đấy. Phân bón nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm (N); Lân (P2O5); Kali (K2O). Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Ma nhe (Mg) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng nếu bón không đúng không phát huy được hiệu quả mà còn gây hại cho cây.
Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng và trên loại đất kiềm không bón những loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển . Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.Trong suốt thời kỳ sống cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. vì vậy khi bón phân nên chia ra nhiều lần bón theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, Việc bón quá nhiều một lúc sẽ gây thừa lãng phí ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. Bón phân có 3 thời kỳ: Bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây tạo nhánh lá mới), Bón rước hoa (rước đòng) có nơi bổ xung tạo hạt nuôi trái.
Bón phân là hình thức bổ xung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng ngoài ra còn có các vi sinh vật (VSV) trong đất phân hủy các chất hữu cơ có sẵn hoặc cố định đạm từ không khí vào đất. Bón phân không những cung cấp cho cây trồng mà giúp cho VSV phát triển hữu hiệu hơn.Bón đúng loại phân đúng thời cơ bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với thời tiết bất thường của môi trường và sâu bệnh gây hại. Bón phân không phaỉi lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chông chịu của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa quả.
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón cho thích hợp, Với phân bón gốc thì bón vào hố , tán hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá nếu ướt đều cả hai mặt lá thì càng tốt.
Xử lý ngộ phèn và ngộ độc hữu cơ:
- Triệu chứng của ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ:- Nếu lúa bị ngộ độc phèn thì rễ la bị nhuộm đỏ, ít có rễ mới, vuốt trên tay thấy rễ nhám và cong queo, lá từ xanh đậm chuyển sang màu tím, có những lốm đốm nâu đỏ và cháy từ chót lá vào bên trong và xuống gốc lá, cây đẻ nhánh kém và ít bắt phân.
- Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ thì rễ đen, có mùi trứng thối, thậm chí lớp đất xung quanh rễ cũng bị thối, trên lá cũng có những triệu chứng tương tự như ngộ độc phèn. Nếu bị nặng gốc lá thối rục ra và cây chết.
Biện phâp khắc phục:
- Ruộng lúa phải có hệ thống mương thoát phèn và rửa độc khi cần thiết.- Bón vôi và lân đầy đủ ngay đầu vụ (300 – 400 kg/ha).- Tháo nước giữa vụ: khi lúa được 30 ngày nên tháo nước cạn ruộng chừng 10 ngày để đất được thông thoáng, giải phóng bớt chất độc trong đất và cũng giúp lúa có bộ rễ ăn sâu, ít đẻ chồi vô hiệu.
- Phòng ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ:
- King Bio giới thiệu sản phẩm phân bón vi sinh học hữu cơ KING ROOT giúp hồi sinh đất, giúp đất tươi xốp, giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ.
- Kích thích hệ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ phân bón, phục hồi vườn cây sau thu hoạch.
- Giúp cải tạo đất sau nhiễm mặn, giải độc hữu cơ hạ phèn ổn định độ pH.
- Hạn chế các tác nhân gây bệnh: Chống thối rễ sưng (sần) rễ, xì mũ, thối trái, cháy đầu lá, thối quả, khô ngọn, khô cành, khô cuống.
- Tặng lượng hữu cơ cho đất, cải tạo đất, tơi xốp đất.
- Giải độc phèn và ngộ độc hữu cơ. Duy trì bảo vệ rễ giúp cây tránh hiện tượng rụng trái, quả chín ép, sượng trái, chín ngược...
Sau 5 – 7 ngày rễ ra trắng, lúa xanh trở lại thì có thể cho nước vào và bón phân trở lại theo nhu cầu cây lúa.
Quản lý sâu bệnh hại, sâu hại thường gặp trên cây lúa gốm: sâu cuốn lá, ruồi đục lá, bọ trĩ, sâu đục thân, rầy nâu, khô vằn, đen lép hạt, bạc lá lúa, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, vàng lá, …
Để phòng trừ sâu bệnh cho lúa, bà con cần áp dụng các biện pháp kiểm soát tổng hợp gồm: vệ sinh đồng ruộng, bảo vệ các sinh vật có ích (ếch, nhện, bọ rùa, bọ xanh, ong vò vẽ…) khi thiên địch xuất hiện nhiều trên ruộng thì hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trồng hoa cúc xung quanh bờ ruộng.
Chỉ phun thuốc hóa học khi mật độ sâu bệnh đạt ngưỡng phòng trừ theo quy định, khi dùng thuốc trừ sâu cần tuân thủ quy tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.
Bón phân cân đối, hợp lý để cây lúa phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Bà con cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để sâu bệnh lây lan trên diện rộng.
THU HOẠCH
CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN (SƠ CHẾ)
Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
Quy trình trồng lúa đồng bằng Sông Cửu Long đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thực hiện kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Việc này sẽ giúp đảm bảo cho năng suất của mùa vụ cao nhất và giúp bà con nông dân tăng lợi nhuận. Bằng cách áp dụng những kỹ thuật cơ bản bà con sẽ có được vụ mùa thành công.
King bio world tổng hợp từ: Wikipedia, Tổng cục thống kê, Cục trồng trọt (thuộc BNN và PTNN), Giáo trình cây lương thực - Trường Cao Đẳng Cơ Điện và Nông nghiệp Nam Bộ
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để