KingAzone
Cây lúa ở nước ta được trồng lâu đời, phổ biến từ Bắc xuống Nam, từ miền núi xuống đồng bằng. Căn cứ và điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành các mùa vụ và phương thức gieo trồng, ở Việt Nam gồm 2 vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng (trước đây gọi là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ) và đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng Bắc Bộ do lưu vực của hệ thống sông Hồng (với 2 nhánh là sông Lô và sông Mã) và hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) tạo thành. Vùng châu thổ sông Hồng có hình dạng gần giống như một hình tam giác cân mà đỉnh là Việt Trì (cao 13m so với mặt biển), cạnh đáy là bờ biển dài khoảng 150 km từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Độ dốc tương đối lớn (9cm/km dài) theo hướng Tây Bắc
Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê dài trên 1500km để ngăn lũ về mùa mưa. Đất phù sa sông Hồng chia thành 4 loại: phù sa ngoài bãi, phù sa trong đê không bồi hàng năm và đất mặn ven biển. Đất bãi ngoài đê có thành phàn cơ giới nhẹ, tính thấm nước lớn nên mùa khô thường bị hạn, đất từ trung tính đến kiềm yếu (pH = 7-8), độ no bazơ cao (V=85 - 90%), hàm lượng chất hữu cơ trung bình (OM = 1-1,5%), N tổng số trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số và lân dễ tiêu khá cao (P2O5 tổng số = 0,07 - 0,1%), kali tổng số cao (1,2 -2%). Cây trồng chính vùng đất bãi là ngô, đậu và rau màu.
Đất phù sa trong đê hay còn gọi là phù sa cổ, không được bồi hàng năm có quá trình feralitic mạnh nên độ phì giảm dần. Đất phù sa trong đê là lý tưởng nhất trong một năm có thể trồng được hai vụ lúa và một vụ cây trồng cạn như ngô, khoai tây, khoai lang, đay, các loại rau quả đều đạt năng suất cao.
Đất phù sa trong đê sông Hồng không được bồi, trung tính ít chua (Eutric Fluvisols). Tuy không được bồi hàng năm (trừ khi vỡ đê) nhưng đất vẫn chưa có quá trình biến đổi sâu sắc. Do phù sa bồi đắp không đều đã tạo nên sự chênh lệch ít nhiều về địa hình. Vì vậy, trong quá trình canh tác được chia ra các loại như: chân cao, chân vàn, chân trũng. Chân cao và chân trũng có thể có phản ứng hơi chua ở tầng đất mặt, còn chân vàn vẫn giữ được nhiều đặc tính của mẫu chất ban đầu: Phẫu diện phân tầng khá rõ về thành phần cơ giới và màu sắc:
+ Tầng canh tác: Khoảng 13 - 17cm đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình mầu nâu, tơi xốp;
+ Tầng đế cày: 7 - 10cm màu nâu xám, chặt;
+ Tầng tích tụ: Dày 40 - 50cm, phần trên có thể có một lớp cát mỏng 10 - 15cm, màu xám; phần dười là đất thịt nặng màu đỏ nâu;
+ Tầng glây: Ở độ sâu 70 - 90cm, màu xanh lơ, đất sét.
Tầng canh tác có dung trọng D = 1,2 - 1,3; độ xốp 48 - 50%; độ chứa ẩm đồng ruộng 32 - 35%. Phản ứng đất trung tính ít chua (pH = 6- 7,2); độ no kiềm cao (V=7,5 - 80%) giầu Ca 2+ và Mg 2+ trao đổi; khoáng sét chủ yếu là hydromica. Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu khá (xấp xỉ 0,1% và 15 - 30mg/100g theo Oniani). Lượng kali tổng số và dễ tiêu đều cao (1,5 -2% và 20 - 30mg/100g). Hàm lượng chất hữu cơ từ khá đến cao (OM = 1,8 - 2,5%). Hàm lượng đạm tổng số 0,13%. Các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn khá, còn Mo và B nghèo.
Mùa vụ trồng lúa tại đồng bằng Sông Hồng
Có 2 vụ lúa cổ truyền là Lúa Mùa và Lúa Chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu các giống lúa Xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
Quy trình trồng lúa ở vùng đồng bằng Sông Hồng:
Khi tiến hành trồng lúa, có rất nhiều yếu tố mà bạn cần quan tâm như giống, đất, nước, điều kiện thời tiết,… Trong đó, việc chuẩn bị đất trồng lúa chất lượng sẽ giúp cây lúa mau lớn, tăng năng suất thu hoạch. Hiểu được điều đó, hôm nay My Garden sẽ hướng dẫn bạn các bước làm và cải tạo đất để trồng lúa đúng kỹ thuật nhé!:
Đối với vụ Đông Xuân:
Đất phải được cày sâu, bừa kĩ, dọn sạch cỏ dại và san phẳng mặt ruộng.
Đất phải đủ độ nhuyễn, có lớp bùn bao phủ trên mặt ruộng để cho mầm mạ dễ bám.
Bón lót đủ lượng phân chuồng, phân xanh, vôi và các loại phân vô cơ cần thiết cho cây lúa sinh trưởng.
Đất có đủ độ ẩm cần thiết cho mầm mạ phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Lúa không có nước trong 1 thời gian ngắn cũng dễ gặp phải tình trạng héo, chết.
Đối với vụ Hè Thu:
Sau thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, đất còn tồn đọng các mầm mống sâu bệnh và hóa chất từ mùa vụ trước. Để đảm bảo sinh trưởng lúa vụ hè thu được tốt, cần tiến hành vệ sinh và làm kỹ đất.
Cất ngắn rạ và đánh đều, phơi ruộng khoảng 1 ngày nắng và tiến hành đốt rơm để diệt các mầm sâu bệnh hại. Tro rơm có chứa nhiều khoáng chất tự nhiên, như Ca, Silic, kali, lân và một số chất vi lượng khác, có thể cung cấp cho lúa vụ sau. Hoặc ưu tiên sử dụng chế phẩm vi sinh vật King ROOT do Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam để xử lý rơm rạ nhằm bồi bổ mùn hữu cơ và các vi sinh vật có lợi, hồi sinh trạng thái màu mỡ, giúp đất luôn tươi xốp, giải độc phèn.
Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
Biện pháp gieo sạ:
Chuẩn bị hạt giống và gieo sạ:
Đối với hạt giống: Cục trồng trọt lưu ý bà con chọn giống được phép lưu hành, có thị trường tiêu thụ tốt, ưu tiên lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi và phù hợp với canh tác của địa phương để gieo ấy tập trung vụ xuân muộn và mùa sớm.
Miền Bắc:
Lượng giống gieo 30kg/ha
Khoảng cách cấy 20cm x 12 – 13cm. Mật độ trung bình 35 – 45 bụi/m2.
KỸ THUẬT TRỒNG LÚA GIEO THẲNG
Phương thức gieo thẳng (sạ) ở ĐBSH: sạ khô.
Sạ khô ở Việt Nam không phổ biến, thường áp dụng đối với canh tác lúa cạn (lúa nương) nhờ nước trời, kỹ thuật làm đất và gieo hạt khô tương tự như đối với các loại cây lấy hạt trên cạn khác.
Chế độ nước khi trồng lúa và thời kỳ sinh trưởng:
Giai đoạn cây con: tiến hành tháo nước trước khi gieo sạ, giữ ruộng khô 3 ngày sau khi giao sạ, đến ngày thứ 4 thì bà con cho nước láng mặt ruộng rồi rút cạn, đảm bảo đủ độ ẩm trên mặt ruộng.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: đam bảo lượng nước cách mặt ruộng 5 – 7cm. Sau 30 – 35 ngày sau cấy cần tháo nước cho đất nứt nẻ để lúa hơi vàng rồi thêm nước vào ruộng.
Tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hóa cây lúa (trên thực tế người ra tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cấy lúa đẻ nhanh tới số nhanh tối đa)
Giai đoạn sinh trưởng thực tế: giữ mực nước 3 – 5 cm.
Tính từ lúc bắt đầu phân hóa hoa lúa đến khi lúa trổ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng – phân hóa đòng, đến trỗ bông – bông lúa thoát khỏi lá đồng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.)
Giai đoạn chín: giữ mực nước 2 - 3cm cho đến đoạn chính vàng (7 – 10 ngày khi thu hoạch) để rút cạn nước ruộng.
Sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.
Quản lý dinh dưỡng (bón phân):
Phân bùn là loại thức ăn cho cây trồng nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạ cây cần từng loại dinh dưỡng cũng như liều lượng khác nhau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:
Cây trồng cần phân gì thì bón phân đấy. Phân bón nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm (N); Lân (P2O5); Kali (K2O). Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Ma nhe (Mg) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng nếu bón không đúng không phát huy được hiệu quả mà còn gây hại cho cây.
Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng và trên loại đất kiềm không bón những loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển . Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.Trong suốt thời kỳ sống cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. vì vậy khi bón phân nên chia ra nhiều lần bón theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, Việc bón quá nhiều một lúc sẽ gây thừa lãng phí ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. Bón phân có 3 thời kỳ: Bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây tạo nhánh lá mới), Bón rước hoa (rước đòng) có nơi bổ xung tạo hạt nuôi trái.
Bón phân là hình thức bổ xung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng ngoài ra còn có các vi sinh vật (VSV) trong đất phân hủy các chất hữu cơ có sẵn hoặc cố định đạm từ không khí vào đất. Bón phân không những cung cấp cho cây trồng mà giúp cho VSV phát triển hữu hiệu hơn.Bón đúng loại phân đúng thời cơ bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với thời tiết bất thường của môi trường và sâu bệnh gây hại. Bón phân không phaỉi lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chông chịu của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa quả.
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón cho thích hợp, Với phân bón gốc thì bón vào hố , tán hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá nếu ướt đều cả hai mặt lá thì càng tốt.
Xử lý ngộ phèn và ngộ độc hữu cơ:
Triệu chứng của ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ:Nếu lúa bị ngộ độc phèn thì rễ la bị nhuộm đỏ, ít có rễ mới, vuốt trên tay thấy rễ nhám và cong queo, lá từ xanh đậm chuyển sang màu tím, có những lốm đốm nâu đỏ và cháy từ chót lá vào bên trong và xuống gốc lá, cây đẻ nhánh kém và ít bắt phân. Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ thì rễ đen, có mùi trứng thối, thậm chí lớp đất xung quanh rễ cũng bị thối, trên lá cũng có những triệu chứng tương tự như ngộ độc phèn. Nếu bị nặng gốc lá thối rục ra và cây chết.Biện pháp khắc phục:- Ruộng lúa phải có hệ thống mương thoát phèn và rửa độc khi cần thiết.- Bón vôi và lân đầy đủ ngay đầu vụ (300 – 400 kg/ha).- Tháo nước giữa vụ: khi lúa được 30 ngày nên tháo nước cạn ruộng chừng 10 ngày để đất được thông thoáng, giải phóng bớt chất độc trong đất và cũng giúp lúa có bộ rễ ăn sâu, ít đẻ chồi vô hiệu.
- Phòng ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ:
- King Bio giới thiệu sản phẩm phân bón vi sinh học hữu cơ KING ROOT giúp hồi sinh đất, giúp đất tươi xốp, giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ.
- Kích thích hệ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ phân bón, phục hồi vườn cây sau thu hoạch.
- Giúp cải tạo đất sau nhiễm mặn, giải độc hữu cơ hạ phèn ổn định độ pH.
- Hạn chế các tác nhân gây bệnh: Chống thối rễ sưng (sần) rễ, xì mũ, thối trái, cháy đầu lá, thối quả, khô ngọn, khô cành, khô cuống.
- Tặng lượng hữu cơ cho đất, cải tạo đất, tơi xốp đất.
- Giải độc phèn và ngộ độc hữu cơ. Duy trì bảo vệ rễ giúp cây tránh hiện tượng rụng trái, quả chín ép, sượng trái, chín ngược...
Sau 5 – 7 ngày rễ ra trắng, lúa xanh trở lại thì có thể cho nước vào và bón phân trở lại theo nhu cầu cây lúa.
Quản lý sâu bệnh hại, sâu hại thường gặp trên cây lúa gốm: sâu cuốn lá, ruồi đục lá, bọ trĩ, sâu đục thân, rầy nâu, khô vằn, đen lép hạt, bạc lá lúa, đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, vàng lá, …
Để phòng trừ sâu bệnh cho lúa, bà con cần áp dụng các biện pháp kiểm soát tổng hợp gồm: vệ sinh đồng ruộng, bảo vệ các sinh vật có ích (ếch, nhện, bọ rùa, bọ xanh, ong vò vẽ…) khi thiên địch xuất hiện nhiều trên ruộng thì hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trồng hoa cúc xung quanh bờ ruộng.
Chỉ phun thuốc hóa học khi mật độ sâu bệnh đạt ngưỡng phòng trừ theo quy định, khi dùng thuốc trừ sâu cần tuân thủ quy tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.
Bón phân cân đối, hợp lý để cây lúa phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Bà con cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để sâu bệnh lây lan trên diện rộng.
THU HOẠCH
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa.
Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng.
Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.
CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN (SƠ CHẾ)
Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
Quy trình trồng lúa đồng bằng sông Hồng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thực hiện kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Việc này sẽ giúp đảm bảo cho năng suất của mùa vụ cao nhất và giúp bà con nông dân tăng lợi nhuận. Bằng cách áp dụng những kỹ thuật cơ bản bà con sẽ có được vụ mùa thành công.
King bio world tổng hợp từ: Wikipedia, Tổng cục thống kê, Cục trồng trọt (thuộc BNN và PTNN), Giáo trình cây lương thực - Trường Cao Đẳng Cơ Điện và Nông nghiệp Nam Bộ
Rễ cây giúp hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy làm thế nào để kích cho cây nhanh mọc rễ? có rất nhiều cách trong đó hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các loại phân thuốc kích thích ra rễ.
AZ One - Kích thích sinh trưởng là một trong các loại thuốc kích rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây. Phân bón này thích hợp cho các cây trồng cần phục hồi bộ rễ bị suy yếu, cây còi cọc, chậm lớn, cây sau thu hoạch...
Công dụng:
Với những thành phần này, sản phẩm mang đến các công dụng như:
Lưu ý: Có thể pha chung AZ One phân bón này với các loại thuốc sinh học khác để vừa phun và tưới.
Vui lòng đăng nhập tài khoản Smember để